26 January 2008

Bệnh rối loạn đa nhân cách

 
Đã lâu rồi tôi có đọc một cuốn sách rất hay của văn học Mỹ đương đại, nói về bệnh rối loạn đa nhân cách, đó là cuốn  “Hãy kể giấc mơ của em” của Sidney Sheldon. Câu chuyện xoay quanh bệnh rối loạn đa nhân cách ( MPD-Mutiple Personality Disorder) là căn bệnh thần kinh của một cô gái khi mà cùng một lúc tồn tại nhiều cá tính, nhiều con người khác nhau (khách thể) trong 1 con người (chủ thể). Sidney Sheldon đã viết cuốn sách dựa trên một câu chuyện có thật. Ashley là một cô gái dịu dàng, hiền lành có hai khách thể là Tony và Attlet, bị cáo buộc là thủ phạm giết người không ghê tay, đã giết chết 5 người đàn ông rồi cho họ thành “thái giám” luôn.  Luật sư của cô gái đã rất khôn ngoan vào phút chót khi để thẩm phám tận mắt chứng kiến sự xuất hiện của hai khách thể trong người Ashley. Một cô Ashley trong trắng, ngây thơ, đẹp quyến rũ, một cô Tony đẹp lả lơi, bốc lửa, đầy thù hận đàn ông, là thủ phạm giết người, có giọng hát hay và chơi đàn thật tuyệt, một cô Attlet rụt rè, nói tiếng Anh giọng Ý, lúc nào cũng có những ý nghĩ nổi loạn sau những câu nói dịu dàng và có tài vẽ rất đẹp. Khi các khách thể Tony và Attlet xuất hiện khi Ashley bị thôi miên, người ta liên tưởng đến cái gọi là ma nhập của phương Đông. Bệnh rối loạn đa nhân cách được giải thích có căn cứ cụ thể: các khách thể có cá tính khác biệt, có loại rụt rè, có loại hung ác xuất hiện để bảo vệ chủ thể khi gặp những cú shock đặc biệt nặng.
Đa nhân cách, hay còn gọi là rối loạn đa nhân cách, là hiện tượng tâm lý thường gặp khi người ta bị tổn thương hoặc lạm dụng về mặt tinh thần. Biểu hiện của bệnh là cắt đứt mối liên hệ của người bệnh với các ký ức phức tạp, khiến cho họ hành động như một người hoàn toàn khác.Bệnh nhân rối loạn đa nhân cách có thể mang những nhân cách khác nhau hoàn toàn, cả về mặt thể trạng cũng như cảm xúc. Trong bộ não người, có thể có nhiều nhân cách cùng tồn tại song song. Điều kỳ lạ là dường như mỗi nhân cách lại sử dụng một hệ thống thần kinh riêng biệt để gợi lại hoặc xóa đi ký ức trong cuộc đời.  Khi ở một nhân cách, bệnh nhân sống đúng như chính bản thân: họ nhận ra được những câu chuyện của đời mình và trung tâm cảm xúc trong não hoạt động mạnh mẽ. Thế nhưng khi ở nhân cách khác, họ không hề nhận ra câu chuyện, và não phải huy động một hệ thống thần kinh rộng lớn hơn, trong đó có cả những vùng liên quan đến khả năng tự nhận thức hoặc ý thức. Các vùng này không hoạt động khi những người bình thường (chỉ có duy nhất một nhân cách) nghe những câu chuyện không phải về cuộc đời họ.Thường là các bệnh nhân phải được điều trị tại các bệnh viện tâm thần.
Tôi nghĩ bệnh rối loạn đa nhân cách rất dễ tồn tại và phát triển trong môi trường internet ảo nhiều hơn thật này. Bạn hãy thử đọc cuốn sách hấp dẫn này và có thể bạn sẽ có một liên tưởng nào đó rất gần gũi với thực tế trên mạng hiện nay.
Trong làng VNweblog chúng ta cũng gặp hiện tượng rối loạn đa nhân cách. Bình thường, chủ thể (tạm gọi là N) là một người đàn bà  khá lịch lãm, thông minh, biết làm thơ, bình thơ, có tài kinh doanh giỏi. Trong những lúc rối loạn đa nhân cách, chủ thể biến thành một người đàn bà ghen tuông, lăng loàn, giả dối, hèn hạ nấp sau nick nặc danh để chửi bới, hạ nhục người khác, kể cả đối tượng chính mà chị ta yêu thương khi là chủ thể chỉ vì can tội không yêu chị ta. Tuy nhiên, cho dù chị ta có lấy nick gì đi chăng nữa, thì dân cư trong làng đều nhìn thấy rõ bộ mặt thật của chị ta. 



No comments:

Post a Comment