06 December 2016

Phạm Đình Ân-Sợi tóc


Em tặng tôi sợi tóc của em 
Rồi ngày tháng vèo trôi em không nhớ nữa 
Năm mươi năm sau 
Khi tìm được về chốn cũ 
Tôi gặp một bà già tóc bạc 
Tôi tặng bà sợi tóc 
Bà khóc 
Sợi tóc vẫn còn đen

​​ 
Với bốn mươi chín âm tiết chia thành chín dòng không cân xứng làm nên một bài thơ có dáng dấp một cấu trúc tiểu thuyết truyền thống​,​ bài thơ Sợi tóc của Phạm Đình Ân tạo ra ba khoảng trống (nếu coi vị trí phân đoạn các khổ thơ là khoảng trống).​ ​ Khoảng trống đầu tiên trong bài thơ là khoảng trống nối giữa quá khứ với tương lai. Quá khứ có gì? Chẳng có gì đặc biệt ngoài việc người con gái tặng cho người con trai một sợi tóc rồi cô vô tình quên mất. Năm mươi năm sau người con trai (khi ấy hẳn đã luống tuổi) tìm về nơi cũ gặp một bà cụ anh tặng bà sợi tóc mà anh đã gìn giữ từ ngày xưa.​ ​ Năm mươi năm trời đằng đẵng một quãng thời gian khá dài so với đời một con người một quãng thời gian đủ để làm thay đổi lớn lao sâu sắc tất cả những gì song hành với nó. Vì vậy có thể coi khoảng trống đầu tiên trong bài thơ chính là khoảng trống của sự nuối tiếc trăn trở của nhân vật tôi trước sự bào mòn khắc nghiệt của tạo hóa. Đồng thời có thể coi khoảng trống đó là sự trôi chảy của thời gian của số phận. Đây quả là một khoảng trống đáng sợ chứa đựng ko chỉ niềm vui sự may mắn mà rất có thể còn đầy mất mát khổ đau. Khoảng trống thứ hai là khoảng trống giữa tương lai với tương lai hay nói cách khác đó là khoảng trống của hiện tại. Nếu coi khoảng trống đầu tiên là quá trình vận động của thời gian kéo dài trong suốt nửa thế kỷ thì khoảng trống thứ hai là quá trình chuyển dịch về không gian. Cả hai cùng nhằm dẫn giải cho phản ứng của nhân vật bà già ở phần cuối cùng phần ngắn nhất của bài thơ và cũng là nơi gây xúc động nhất khiến người đọc không khỏi bàng hoàng. Bà khóc vì lẽ gì? Vì sự vô tình của mình? Vì sự nặng tình đến kỳ lạ khó tin của người đàn ông mà bà bất ngờ vừa gặp? Hay vì bao nhiêu điều khác nữa? Có thể nói đó là phức tạp của cả hai nhân vật em và tôi bởi vì một khoảng trống không phải ở sau câu nói mà là ở phía sau hành động là hành động lặp lại của quá khứ. Ngày xưa em tặng tôi sợi tóc của em. Nay gặp lại tôi lại là người tặng lại chính em kỷ vật đó. Hành động trong quá khứ được lặp lại hay những yêu thương khổ đau mất mát của quá khứ đang trở lại? Khoảng trống thứ ba là khoảng trống gây cho người đọc không ít bất ngờ. Khoảng trống giữa hai phần ngắn nhất trong bài chứa đựng những thông tin rời rạc tưởng như chẳng hề ăn nhập gì với nhau:Bà khócSợi tóc vẫn còn đenKhoảng trống nằm đằng sau tiếng khóc của nhân vật bà cụ chứa đầy những âm than him lặng. Bà khóc. Tác giả chỉ tiết lộ đơn giản thế thôi như để nhường cho bạn đọc đẩy hết cảm xúc về phía bạn đọc. Tác giả có vẻ như là vô cảm lạnh lung hầu như là lặng thinh để rồi khiến bạn đọc có cảm giác rằng tâm trạng cảm xúc của nhân vật bị dồn nén lại nhiều hơn. Sự dồn nén ấy khiến nỗi đau thành ra vô cùng vô tận. Nỗi đau vô hình ẩn sau tiếng khóc vô thanh tiếng khóc ấy dường như chỉ bật ra từ nội tâm. Đây là khoảng trống chứa chất nhiều nhất xúc cảm của nhân vật những xúc cảm đan xen giữa quá khứ hiện tại và tương lai. Ngoài ba khoảng trống căn cứ vào khoảng cách văn bản vật chất giữa các khổ thơ vừa kể trên bài thơ còn có một khoảng trống đặc biệt nữa. Đó là khoảng trống chung là khoảng lặng trống nằm ngòai văn bản vật chất của bài thơ. Khoảng lặng trống này là khoảng lặng trống vô cùng vô tận. Nếu cả ba khoảng trống được lấp đầy bởi tâm trạng cảm xúc của nhân vật được lấp đầy bởi sự vận động chuyển dịch của thời gian và không gian được lấp đầy bằng âm thanh im lặng của tiếng khóc thì ở khoảng lặng trống chung cuối cùng cao hơn này chúng ta cảm nhận có thêm cả sắc màu lấp vào trong đó. Đó là màu đen của sợi tóc. Một màu đen nằm ngoài quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Đó là màu đen không làm tối đi khoảng trống trong bài thơ mà làm sang rõ hơn tất cả từ những nghi ngờ trong quá khứ đến sự phũ phàng của ngày gặp lại. Vì thế khoảng lặng trống này tuy có nhiệm vụ kết thúc bài thơ nhưng lại mở ra thật nhiều những khoảng lặng trống đầy tâm trạng nỗi niềm khác trong lòng người đọc xui giục người đọc cùng sang tạo cùng lý giải. Đọc Sợi tóc chúng ta thấy từ khoảng trống đến khoảng lặng trống là một quá trình phát triển về chất của tư duy thơ hình tượng thơ khiến tác phẩm đạt tới tầm khái quát hóa nghệ thuật cao hơn. 
Bùi Tuyết Nhung (viết lời bình) 
(Bài đăng trên báo Văn nghệ số 36 ra thứ 7 ngày 6-9-2008)

No comments:

Post a Comment