Born in Moscow, Konstantin Razumov studied at the Ilya Glazunov Russian Academy of Painting, Sculpture and Architecture, where his historical paintings achieved great acclaim.
Razumov is a brilliant impressionist painter and has painted all kinds of subjects, from figures to landscapes, young ballerinas, children and charming russian ladies in gardens and meadows.
His bright colours, the smoothness of the skin in his figures, the expressive features of his characters, distinguish his paintings.
THU XƯA
12 August 2023
11 August 2023
Émile Vernon (1872-1919)
Émile Vernon (1872-1919) was a French fine arts painter.
Studying at the School of Fine Arts Tours in the Loire Valley, France, he won his first design award in 1888.
Encouraged by this success, he moved to Paris to train under William Bouguereau and Auguste Trouphème in the School of Fine Arts.
Specializing in watercolors, Vernon loved to paint women and children using bright colors in cheerful rural and bucolic settings.
19 May 2022
Cha tôi
Những ngày Tết đến xuân về là những ngày mà tôi nhớ đến cha nhiều nhất, vì cha đã ra đi vào đúng ngày mùng 2 Tết năm 2004. Nhớ cha, mấy anh em tôi luôn tụ tập quây quần ngày Tết để thấy lại không khí gia đình ngày xưa, ôn lại bao nhiêu kỷ niệm xưa.
Thơ thẩn
Tuy mình không phải thi sĩ, không làm thơ nhưng lại là độc giả ... chảnh, vì chỉ thích đọc thơ hay, và rất dị ứng với thơ dở.
Không dám múa bàn phím luận bàn về thơ hay qua mặt các thi sĩ và các nhà phê bình thơ, nay mình rón rén đưa vài nhận xét bình loạn về thơ dở.
Thơ dở theo thiển ý của mình có hai loại chính.
Một là thơ con cóc hay còn gọi là văn xuôi xuống dòng, chủ yếu do các cụ tổ hưu phường xã rảnh rỗi ngồi viết ra để giết thời gian và để ....họa thơ với các cụ khác trong tổ hưu. Loại thơ này có thể thấy nhan nhản trong các nhóm hội, trong làng phây búc. Lúc mới tham gia Phây búc, mình hay bị mấy nhà thơ gắn thẻ cùng với cả danh sách bạn bè mấy trăm người của họ, mà ngày nào nhà thơ cũng phải sinh đẻ vài bài thơ cóc nhái, tức là xác suất làm phiền bạn bè lên cao ngút trời ông địa. Sau đó phải hủy kết bạn, thậm chí block mấy nhà thơ này để thoát khỏi thơ dở. Các nhà thơ thực sự khi tụ tập đọc thơ hay mà còn phải trả "nhuận tai" cho độc giả cơ mà.
Loại thơ dở thứ hai là thơ sáo, hay còn gọi là thơ nhạt, thơ sến. Loại thơ này nằm trên ranh giới giữa thơ hay và thơ dở, mà mình thấy nghiêng về thơ dở nhiều hơn. Tất nhiên có người thấy hay, có người thấy dở. Đọc thơ này thấy nó bóng bảy, mượt mà....nhưng đọc xong rồi quên luôn, vì hoàn toàn không có một ý tưởng gì hay, một thông điệp gì đáng chú ý. Đôi lúc thấy nó cũng như nước ngọt có ga, thực hiện chức năng giải khát nhất thời xong rồi có khi để lại vài di chứng xấu cho người uống như tiểu đường, mỡ máu....
Xứ Đông Lào nổi tiếng là cường quốc của thi ca, ra ngõ gặp nhà thơ. Vậy nên nhiều người thông cảm với vụ ghét thơ (dở) của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong bài viết "Trò chuyện với hoa thủy tiên" thời xa vắng.
Đời sinh viên
Năm 1976 sau khi tốt nghiệp phổ thông và thi Đại học đạt điểm cao, tôi được chọn đi học nước ngoài. Trước khi đi, tôi có 1 năm học tiếng Tiệp tại khoa Lưu học sinh Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Đoàn lưu học sinh năm đó có khoảng 500 bạn, trong đó chủ yếu đi Nga khoảng 300, đoàn đi Tiệp có 70, chia làm 4 lớp TK để học tiếng.
Những sự cố, hiểm họa trên đường du lịch
Mình thuộc diện may mắn, không gặp nhiều sự cố nguy hiểm trên đường du lịch. Chỉ có vài lần suýt bị sự cố, hoặc gặp những sự cố nhỏ, dễ dàng vượt qua được.Sự cố về di chuyển thì nhớ mãi chuyến bay từ Lisbon qua Marseil bị chậm, rồi bị hủy vì lý do sân bay Marseil đình công. Thay vì nghỉ ngơi ở khách sạn ngàn sao Marseil thì bọn mình phải vạ vật ở sân bay Lisbon đến ngày hôm sau chờ chuyến bay đi Nice.
Sự cố an ninh thì suýt bị mất cắp mấy lần trong chuyến Tây Âu, trong một quán ăn ở trung tâm Madrid và trên đường đi Louvre bị cướp giật ngay trên đường phố, may mà chống trả được. Chuyến Nam Âu cũng có 1 sự cố bị móc túi trên tàu hỏa, may mà cả đoàn vây kẻ cắp đòi lại được ví tiền đầy nhóc euro. Thủ phạm là một bà bầu người Serbia, ăn mặc rất thiếu vải, do bác gác dan tàu chỉ điểm cho tụi mình. Bị cả đoàn vây lấy túm áo đòi ví, thủ phạm lúng túng trả lại ví đựng chùm chìa khóa rồi phân bua không có lấy ví tiền. Chị bạn là nạn nhân phải vạch váy và móc lại ví từ trong quần lót của y thị. Kẻ cắp mấy khi gặp phải bà già cao tay ấn, hehe.
Ở châu Âu nạn móc túi cướp giật rất phổ biến. Thủ phạm phần lớn là dân nhập cư lang thang nghèo khó. Chúng trà trộn vào đám đông du khách, tranh thủ lúc du khách sơ hở là ra tay ngay. Lên xuống tàu xe, chen lấn trong đám đông là mất ví như chơi. Vậy nên hết sức cảnh giác, tiền nong bỏ ví giấu trong người, cẩn trọng giữ túi/ví khi chen lấn.
Sự cố về thời tiết nhớ nhất vụ đi đảo gặp bão biển ở Thái Lan. Ngồi trên tàu cao tốc mà mưa gió tơi bời, ướt sũng từ đầu đến chân, cả đoàn im lặng thầm cầu nguyện. May mà lúc đến đảo trời lại bình yên biển lại lặng sóng.
Sự cố kinh hoàng nhất phải nói đến vụ thảm sát ở Christchurch, NZ, một nơi thanh bình và thân thiện, sau khi mình đi khỏi đó 3 ngày.
04 January 2022
Người xưa
Một buổi tối mùa đông mưa phùn gió bấc. Không gian trầm lắng, bình yên. Lòng nàng buồn man mác trong tiếng nhạc nhẹ không lời.
Điện thoại rung nhẹ. Tuổi này nàng rất dị ứng với chuông điện thoại, nên điện thoại luôn luôn để chế độ tắt chuông hoặc rung. Nhìn thấy số lạ, đã định bỏ qua không nghe, nhưng rồi nàng chợt nhận ra, số này đã gọi cho mình nhiều lần trong ngày.
- Alo tôi nghe...
- Chào em, Minh phải không?- Một giọng đàn ông trầm ấm.
- Đúng rồi ạ
- Anh Hưng đây...
- Xin lỗi anh.. Hưng nào ạ?
- Ôi em không lưu số của anh sao?
- Xin lỗi tôi mới thay điện thoại nên có thể mất số. Hưng nào nhỉ? -Lục tìm trong trí nhớ, nhiều người tên Hưng quá đi.
- Anh đã từng đến thăm em khi em ở thành phố biển... Giọng nói trầm ấm cố tỏ ra kiên nhẫn
- À em nhớ anh rồi. Anh khỏe không?
- Khỏe hơn khi em nhớ ra anh ...
Sau một khoảng lặng, họ bắt đều hỏi han trò chuyện. Cuộc sống của anh, của em hiện tại thay đổi thế nào so với hơn mười năm trước.
Kết thúc cuộc gọi, nàng thở dài nhè nhẹ. Ngồi vào bàn máy tính, nàng đổi bản nhạc không lời thành có lời.
"Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người?"
30 December 2020
Chuyện lớp học yoga
Mình theo tập yoga ở trung tâm California nhờ có con giai mua tặng thẻ 2 năm. Nó biết là nếu mình phải chi tiền mua thẻ thì mình lại tiếc tiền mà tự tập ở nhà. Trước đây mình cũng đã theo lớp và biết tập những thức căn bản, nên chủ quan tự tập ở nhà cho thoải mái và cho đỡ tốn kém. Nay thì đành phải theo lớp cho căn bản, đều đặn, tránh bệnh lười.
Lớp học yoga luôn thay đổi thành phần, vì trung tâm Cali lớn, có nhiều học viên. Thường là mình hay đi tập buổi chiều, tập xong 1h yoga, đạp xe 5km mất khoảng 30', tắm gội, xông hơi khô & ướt mất khoảng 1h, đến tối thì ra về, thanh thản, khỏe khoắn, dễ chịu. Mỗi ngày tiêu tốn 3h dành cho sức khỏe cũng là hợp lý.
Mục tiêu tập yoga phải xác định là giữ gìn sức khỏe, đừng hi vọng giảm cân nếu không kết hợp nhịn ăn hay detox... Mình hay tám với một chị dáng mập mạp, chị than phiền sao tập mãi chả giảm cân như Trung tâm Cali quảng cáo. Tìm hiểu thêm thì phát hiện ra chị ấy tập xong về nhà đói quá ăn ngon miệng hơn mức bình thường, thành ra tăng trọng là tất yếu. Mình từ ngày tập yoga gần như hết đau tay, đau vai, đau gáy, những bệnh kinh niên thời trẻ, chứ chả giảm được cân nào.
Thầy dạy Yoga hầu hết là giai Ấn, cao to đen hôi, người đẹp, nét đẹp, chỉ tội nói tiếng Inglish, tức là tiếng Anh kiểu Ấn. Lúc đầu chả hiểu gì, cứ phải nhìn thầy làm gì thì làm theo, dần dần mới hiểu chút chút. Bây giờ thì các thầy học thêm tiếng Việt, thi thoảng đệm vào chen tiếng Inglish: Thò ra, hít vào, mông lên, mông xuống, chân trái lên, chân phải xuống... Có thầy còn vừa dạy vừa hát ngân nga, vui vui là. Có thầy dậy thức Yoga cười cứ phải rặn ra cười haha kỳ cục muốn chết. Có một thầy rất hay trợn mắt giả vờ dọa học trò khi học trò bỏ tập thức khó. Có thầy thì đếm đến 5, có thầy đếm tận 10, mà đếm chậm kinh hoàng, đôi khi học trò phải đếm thay cho nhanh cho xong để có thể kết thúc thức tập. Hầu hết các thầy đều thích nâng đỡ, hướng dẫn mấy em trẻ đẹp chứ chả mấy khi quan tâm mấy ông bà già. Túm lại là hầu hết các thầy rất vui tính.
Học trò tập yoga cũng dăm ba loại. Mấy em trẻ đẹp dẻo dai thì tập được hết các thức khó như chơi, các bà các chị lớn tuổi thì đôi lúc đành ngồi cười trừ. Thương nhất là mấy bác giai lớn tuổi, người cứng quèo lóng ngóng rất buồn cười. Mình chịu không sao tập được mấy thức uốn cong cầu vồng và thức trồng cây chuối, ngắm các em trẻ đẹp uốn éo mà thèm. Mình thích nhất mấy thức Twist & Back, thư giãn vô cùng.
Vào lớp Yoga mới thấy chả cứ riêng mình, mà cả lớp là con nghiện net. Ai cũng để 1 cái smart phone bên cạnh, thi thoảng có em còn quên tắt chuông, chuông ngân réo rắt trong giờ học. Hết giờ tập là sung sướng vớ ngay cái phone mà lướt cho thỏa cơn nghiện sau 1h bị cấm vận.
Yoga trên đường du lịch
28 December 2020
2020 Travel Review
Năm 2020 mình chỉ có được 1 chuyến chu du ngoài biên giới, còn lại là loanh quanh trong nước. Thêm 1 đất nước mình đến lần đầu tiên là #Morroco, đưa danh sách của mình lên 53. Chuyến đi một vòng đất nước Morroco rất đẹp và thú vị.
#Morroco (trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “Vương quốc phương Tây”) nằm phía Tây Bắc của châu Phi bên bờ Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Ngoài biển, trên đất liền Maroc tiếp giáp với Algeria ở phía Đông và tiếp giáp với Tây Sahara ở phía Nam. Thủ đô của Maroc là #Rabat và thành phố lớn nhất là #Casablanca.
Bay đến Casablanca và lên đường đi một vòng đất nước Maroc bằng xe buýt trong 10 ngày với tổng cung đường 1800km, hơn cả hành trình xuyên việt từ Hà Nội đến Sài Gòn. Qua rất nhiều thành phố với đủ sắc màu khác nhau, từ thành phố màu trắng Casablanca đến thành phố màu xanh #Chefchaouen, từ thành phố màu kem #Fez đến thành phố màu đỏ #Marrakech.
11 October 2020
Bệnh nhạt
chợt một ngày thấy mình nhạt
trước những phù phiếm của trần gian
chợt một ngày thấy mình nhạt
trước những khoảng trống rộng thênh thang...
(NTH)
Câu thơ... nhạt của một bạn thơ cứ thi thoảng lại ngân lên trong tâm trí. Có ai mà lại không đôi lúc cảm thấy trống rỗng, hay nhạt nhẽo đến đắng lòng? Càng ngày càng nhiều những lúc như vậy, nhất là khi mà tuổi trẻ chắp cánh bay đi và tuổi già sầm sập kéo đến trước thềm nhà bạn.
Người ta cho rằng, lười biếng sẽ làm bạn dần dần trở nên nhạt nhẽo và già nua. Có lẽ cũng chỉ đúng một phần nào. Lười biếng đúng là đem đến sự trì trệ, tương phản của tính năng động và sáng tạo, tuy nhiên không hẳn là căn nguyên đem đến sự nhạt nhẽo của bạn. Giả dối mới là căn nguyên sâu xa của sự nhạt nhẽo. Người ta thiếu nhiều thứ, nên phải cố gồng mình lên để tỏ ra mình thế này thế nọ, để rồi vẫn lộ cái đuôi kém cỏi, dốt nát, thất bại của mình ra vào một ngày xấu trời nào đó. Đấy mới là cái sự nhạt nhẽo đến phát ớn. Hữu xạ tự nhiên hương. Những người cá tính, giỏi giang không cần phải gồng mình lên. Còn những ai không giỏi giang, cá tính, không thể nói mạnh là chưa từng gồng mình lên vào một thời điểm ...nhạt nhòa nào đó.
Chả thế mà đầu năm mới ai cũng nên mua ..... muối, để hi vọng có thêm vị mặn mòi cho cả năm.
Subscribe to:
Posts (Atom)